Bị động thai nên ăn gì? Đây là những lời khuyên đắt giá cho mẹ!

Tin Tức

Tin Tức

Bị động thai nên ăn gì? Đây là những lời khuyên đắt giá cho mẹ!

Ngày đăng : 24/02/2022 - 10:01 AM
Mẹ đã biết bị chẩn đoán thai yếu, động thai nên ăn gì để dưỡng thai chưa?

TIM THAI YẾU VÀ BÍ KÍP VÀNG ĐỂ MẸ VƯỢT QUA

Thế nào là thai yếu?

Thông thường, mẹ sẽ được bác sĩ chẩn đoán thai yếu khi có những bất thường về phôi thai, phôi nhỏ, thai phát triển chậm so với tuổi thai… Đối với trường hợp này, mẹ sẽ được chỉ định cho uống hoặc tiêm nội tiết, đặt thuốc chống co bóp tử cung, bổ sung thêm vitamin, khoáng chất và tái khám sau 10 ngày để theo dõi tình trạng phát triển của bé cưng.

Tuy nhiên, có 37% mẹ bầu khi bị chẩn đoán thai yếu sẽ được yêu cầu nằm nghỉ tuyệt đối trên giường, thậm chí sử dụng bỉm người lớn để thay thế cho việc đi toilet. Điều này chỉ áp dụng cho những bà bầu thực sự cảm thấy kiệt sức và có nhu cầu muốn được nghỉ ngơi hoặc bị doạ sảy thai.

Nguyên nhân dẫn đến thai yếu

Có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến thai yếu trong thai kỳ có thể kể đến như:

  • Mẹ nghén quá mức không thể ăn uống bất cứ thứ gì dẫn đến sức khoẻ kém
Thai yếu có thể là do mẹ nghén quá mức không thể ăn uống bất cứ thứ gì dẫn đến sức khoẻ kém
  • Mẹ có tiền căn bệnh về tử cung như viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, tử cung co rút khác thường hoặc ung thư cổ tử cung
  • Mẹ làm việc quá sức, không có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý
  • Mẹ mắc một số bệnh như suy tim, bệnh thận mãn tính, mất cân bằng nội tiết…
  • Mẹ hoạt động mạnh, bị té ngã gây dò thai hoặc động thai

 

Dấu hiệu động thai 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu cần biết

Khi bị động thai, mẹ phải có kế hoạch nghỉ ngơi, bồi bổ hợp lý để bé phát triển thuận lợi
  • Bào thai trong 3 tháng đầu thai kỳ đang trong giai đoạn tượng hình nên mẹ cần được chăm sóc cẩn thận. Động thai tuy chưa phải là tình huống xấu nhất nhưng cũng đủ để mẹ đứng ngồi không yên. Bị bị động thai nên ăn gì để dưỡng thai? Mẹ phải có kế hoạch nghỉ ngơi, bồi bổ hợp lý để bé phát triển thuận lợi qua giai đoạn này.
  • Dấu hiệu dễ nhận biết bé yêu đang “gặp nạn” là mẹ cảm thấy đau lưng, đau bụng dưới bất thường, xuất hiện các cơn co thắt, tiết dịch bất thường kèm theo mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, âm đạo ra máu kèm đau mỏi vai… Mặc dù khá phổ biến nhưng việc tìm ra nguyên nhân không hề dễ dàng và không phải trường hợp nào cũng giống nhau.

 

Nguyên nhân gây ra hiện tượng động thai

Dọa sảy thai (còn gọi động thai) là hiện tượng thường gặp nhất ở 3 tháng đầu thai kỳ. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng bị dọa sảy thai có thể kể đến như:

  • Mẹ vận động quá nhiều, cơ thể suy nhược, ăn uống thiếu dưỡng chất.
  • Thai không đủ chất dinh dưỡng cần thiết, bị va đập mạnh.
  • Do mẹ xoa bóp bụng, co bóp tử cung dẫn đến hiện tượng tụ dịch dưới màng nuôi, bong màng nuôi thai (hay còn gọi là bong nhau thai)... dẫn đến tình trạng bà bầu bị dọa sảy.
  • Do sự bất thường về nhiễm sắc thể và mẹ mắc một số bệnh như sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết...

 

Mẹ nên bổ sung dinh dưỡng thế nào khi thai yếu?

Hầu hết trường hợp thai yếu xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ, thời điểm cơ thể mẹ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, cũng là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vậy tim thai yếu nên ăn gì? Lời khuyên là ngoài 3 bữa ăn chính, mẹ có thể tham khảo ăn thêm các bữa phụ và các bữa ăn phải cung cấp đủ các chất dinh dưỡng sau:

  • Chất đạm: mỗi ngày mẹ bầu nên ăn thêm 10 – 18gr đạm tương đương 50 – 100gr thịt cá tùy loại, 100 – 180gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa để bổ sung chất đạm giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung phát triển suốt thai kỳ.
  • Chất sắt: mẹ bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày sẽ giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Mẹ bầu thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời.
  • Vitamin C: có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây cung cấp chất chống oxy hóa giúp  người mẹ tăng cường sức đề kháng.
  • Vitamin D: ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, mẹ cũng nên kết hợp phơi nắng sáng mỗi ngày 10 phút hoặc đi bộ dưới nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu, hỗ trợ phát triển xương hệ xương, cơ và mạch máu cho bé, tạo bánh nhau bền chắc
  • Canxi: giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị chuột rút, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ. Hãy bổ sung canxi khi mẹ mang thai bằng các thực phẩm như: cải xoăn, kiwi, chuối ....
  • Axit folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai.

 

Tim thai yếu nên ăn gì? Ngoài việc ăn uống đủ chất thì khi dưỡng thai yếu, mẹ cần phải bình tĩnh, thận trọng và hết sức kiên nhẫn. Bên cạnh những nỗ lực của bản thân, việc tìm kiếm sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình là vô cùng cần thiết để bảo vệ thai nhi và giúp cho bé chào đời một cách an toàn, khỏe mạnh.

 

Mách nhỏ: Các chuyên gia cho biết, mẹ bị chẩn đoán thai yếu có thể dùng yến một lượng nhỏ rồi tăng dần: Những ngày đầu tiên, mẹ dùng 1 hủ Yến Chưng Tươi Trí Sơn 70ml/ngày. Sau khoảng 2 tuần, mẹ có thể bổ sung mỗi ngày 1 đến 2 hủ Yến Chưng Tươi 100ml để bồi bổ tối ưu cho cơ thể và vượt qua giai đoạn thai yếu một cách nhanh nhất.

Yến chưng sẵn Yến Sào Trí Sơn

 

Bài viết khác
  THI CÔNG NHÀ YẾN TRÍ SƠN  (15.08.2020)
  DINH DƯỠNG TRONG YẾN SÀO  (15.08.2020)

Bị động thai nên ăn gì? Đây là những lời khuyên đắt giá cho mẹ!

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0901 069 669